Friday, 26 October 2012

Cung An Định

Địa chỉ: Số 78A Nguyễn Huệ, thành phố Huế. Cách trung tâm thành phố Huế 2km, vị trí nằm cuối đường Nguyễn Huệ, gần Dòng Chúa Cứu Thế và nằm đầu đường Nguyễn Khuyến, gần ngã tư Hùng Vương. Cung An Định rộng hơn 23.460m2, nằm trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn. Vua Khải Ðịnh (1916-1925) đã cho xây cung điện này từ một vương phủ nhỏ vốn là tiềm để của ông. Công trình chưa xong, nhà vua băng hà. Hoàng tộc dùng An Ðịnh Cung làm nơi tiếp khách nước ngoài. Sau đó bà Từ Cung ở đó năm 1945-1950-1968-1975. Cung điện vẫn còn nét kiến trúc truyền thống của nhà Nguyễn cộng với kiến trúc gôtích in đậm trong những phong cách trang trí và các chi tiết kiến trúc như cột trụ, vòm cửa. Vật liệu xây dựng cũng Tây hóa như bất kỳ một công trình nào được xây trong gian đoạn đó. Ði sâu vào lâu đài ta có cảm giác như đi vào một tòa lâu đài của một nhà quý tộc châu Âu bởi sự phong phú về những phòng ốc, cầu thang, bởi những họa tiết hầu như xa lạ với truyền thống. Lá nho thay thế rồng phụng, hoa hồng thay thế hoa cúc, hoa sen. Nội thất Ðại Sảnh gồm 20 phòng nhưng phòng khách và hai phòng chiêu đãi ở tầng 1 là nơi đáng lưu ý. Trên tường phòng khách là sáu bức tranh vẽ cảnh lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Ðức, lăng Khải Ðịnh, lăng Ðồng Khánh. Tranh vẽ bột màu trên nền tường và những bộ khung thếp vàng bao quanh, 26 vòm cửa của cả căn phòng làm bằng gỗ mạ vàng với những hoa văn chạm trổ rất tinh vi, sinh động. Có lẽ đây là nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng – chính những bức tranh này cùng các họa tiết thếp vàng đã đem lại cho chúng ta sự quen thuộc ấm áp kéo chúng ta ra khỏi cảm giác lọt vào lâu đài phương Tây. Từ tầng này có cầu thang dẫn lên tầng 2,3 nơi trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung và thờ thần linh. Trong An Ðịnh Cung trước đây có nhà Cửu Tư Ðài một công trình kiến trúc nổi tiếng có nội thất trang trí sành sứ ghép – loại hình phổ biến thời Khải Ðịnh, góp phần mang lại danh hiệu cho ông vua "Người con của những mảnh sành" mà người Pháp đã tặng cho ông. Sau tòa nhà chính là vườn nuôi nai, cá sấu. Trên ban công một bức bình phong ở tầng 2 còn lưu lại dấu vết bài ngự chế An Ðịnh Cung do vua Khải Ðịnh viết vào mùa thu năm Canh Thân (1920) được khắc trên xi măng vôi vữa. Kênh du lịch Huế trang cung cấp các thông tin về dịch vụ du lịch và giải trí tại Huế, các món ăn đặc sản huế như bánh bèo , cơm hến, chè cung đình huế. Các điểm tham quan như chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định
Mã số bài viết 260aa598efbde53539aea8943c1ca4d0

No comments:

Post a Comment